Đây là dự án được phối hợp giữa Trung tâm Nghiên cứu hàng không Nam Phi và Trung tâm nghiên cứu laser Nam Phi. Toàn bộ chi phí nghiên cứu, phát triển và sản xuất máy in 3D này do Bộ Khoa học và Công nghệ Nam Phi tài trợ.
Các nhà khoa học Nam Phi cho biết máy in 3D (còn gọi là công nghệ in đắp lớp) do nước này chế tạo sử dụng vật liệu titan để tạo ra các lớp được in lần lượt chồng liên tiếp lên nhau và các lớp này có khả năng kết dính với nhau để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
![]() |
Nam Phi chế tạo thành công máy in 3D lớn nhất thế giới |
Việc sử dụng titan - một loại kim loại quý hiếm để tạo mẫu giúp máy in 3D này có khả năng tạo ra những sản phẩm có kết cấu phức tạp với độ chính xác và hoàn thiện cao như linh kiện máy bay hay các dụng cụ dùng trong lĩnh vực y tế.
Theo Trưởng phòng kinh doanh của Trung tâm nghiên cứu laser Nam Phi Hardus Greyling, ngoài mục đích chế tạo những vật phẩm theo đơn đặt hàng, máy in 3D kích thước lớn đầu tiên của Nam Phi sẽ giúp các nhà khoa học nước này thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển để tiếp tục cho ra đời những máy in 3D ngày càng tiên tiến hơn.
In 3D, hay còn gọi công nghệ chế tạo đắp lớp, là quá trình tạo ra vật thể thật trong không gian 3 chiều với vật liệu được đắp lên và hình thành theo sự điều khiển của máy tính.
Chỉ với một bản vẽ kỹ thuật 3 chiều, công nghệ in 3D sẽ tạo ra các sản phẩm chi tiết mang đầy đủ yêu cầu và hình dáng mong muốn.
Khả năng tạo mẫu nhanh của máy in 3D đã được ứng dụng phổ biến rộng khắp nhiều lĩnh vực từ kiến trúc, xây dựng, thời trang, mỹ thuật, y học, giáo dục đến các ngành công nghiệp sản xuất khác như hàng tiêu dùng, ôtô, máy bay, vũ trụ.
Công nghệ 3D đã mang lại bước đột phá trong việc chế tạo các đồ vật, hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế tưởng chừng chỉ tồn tại trên máy tính.
Theo Vietnam+
Đại học Tartu và Đại học Khoa học Cuộc sống của Estonia vừa công bố giải pháp xây nhà bằng vật liệu in 3D giúp giảm chi phí xây dựng xuống còn 1/10.
" alt=""/>Máy in 3D lớn nhất thế giới có thể in mẫu vật tương đương người thậtSK Telecom T1, sở hữu đội tuyển Liên Minh Huyền Thoạiđã ba lần vô địch thế giới, vừa ký hợp đồng với bộ ba game thủ Hearthstoneđể đầu tư vào một bộ môn mà họ chưa bao giờ góp mặt.
Trong số đó, đáng chú ý nhất là Kim “Surrender” Jung-soo, cựu vương OGN Masters và nhà vô địch 2017 Hearthstone Summer Championship. Surrender sẽ tiếp tục hành trình với hai người đồng đội lâu năm là Frederik "Hoej" Nielsen và Sebastian "Xixo" Bentert.
Bộ ba này không còn lạ lẫm gì nhau khi họ đã là đại diện của nhiều tổ chức thể thao điện tử. Hồi tháng 9/2015, Hoej và Xixo đã gia nhập Natus Vincere, bên cạnh Sebastian "Ostkaka" Engwall – nhà vô địch Hearthstonethế giới.
Ostkaka sau đó đã rời đi và chuyển tới Alliance rồi biến mất khỏi đấu trường chuyên nghiệp. Na`Vi buộc phải tìm kiếm một sự thay thế, và họ đã lựa chọn Surrender vào tháng 01/2016. Na`Vi tuyên bố giải tán team Hearthstonesau 12 tháng duy trì và ba players tiếp tục tìm kiếm thử thách trong màu áo Counter Logic Gaming.
CLG thi đấu bết bát và phải bán tháo các players của họ chỉ sau hai tháng duy trì hoạt động. Bộ ba Surrender, Hoej và Xixo sau đó tiếp tục “phiêu dạt” sang Planet Odd và dường như team này cũng đã không còn tồn tại. Kết lại, bộ ba này tuyên bố chia tay nhau vào ngày 17/5 vừa qua.
Họ đã cùng nhau trải qua tất cả những thăng trầm trong giới chuyên nghiệp Hearthstone. Rõ ràng đây là một tựa game cá nhân nên tinh thần đồng đội không được coi trọng. Tuy nhiên, kết quả đã nói lên khả năng của họ - Xixo có ba danh hiệu Majors, trong khi Hoej và Surrender đều đã có tên ở giải Chung kết Thế giới vừa qua.
SKT sẽ có team đại diện trên BXH Hearthstonethế giới vào mùa giải kế tiếp khi sở hữu ba players trên. Và họ sẽ quay trở lại các giải đấu chuyên nghiệp theo mùa giải với đồng phục của SKT.
Sau LMHTvà PlayerUnknown’s Battlegrounds, Hearthstonelà bộ môn thứ ba mà SKT tham gia vào đấu trường chuyên nghiệp sau khi tổ chức này đã giải thể team StarCraft IIvào cuối năm 2016.
ABC(Theo Dot Esports)
" alt=""/>SKT T1 ‘lấn sân’ sang Hearthstone với bộ ba lão làngTrải qua 15 năm đào tạo ngành ATTT, hiện Học viện Kỹ thuật Mật mã là trường duy nhất trong cả nước đã có đầy đủ các bậc đào tạo từ Đại học cho đến Tiến sĩ ATTT (Ảnh minh họa: Internet)
Năm 2004, Học viện Kỹ thuật Mật mã đã là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước triển khai đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin (ATTT) thuộc ngành CNTT, nay là ngành An toàn thông tin. Ngay sau khi được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo kỹ sư ATTT, nhà trường đã tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên.
Tiếp đó, từ năm 2014, được sự chấp thuận của Bộ GD&ĐT, Học viện Kỹ thuật Mật mã bắt đầu triển khai đào tạo Thạc sĩ ATTT theo 2 chuyên ngành hẹp là Quản lý ATTT và Kỹ thuật ATTT.
Đến nay, sau 15 năm đào tạo ngành ATTT, lực lượng cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật Mật mã đã ngày càng phát triển với khoảng hơn 100 giảng viên, hầu hết đều có học hàm, học vị đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học.
Đối với đào tạo kỹ sư ATTT, hiện đã có 11 khóa với gần 1.800 sinh viên ATTT tốt nghiệp ra trường. Theo chia sẻ của đại diện Học viện Kỹ thuật Mật mã, hàu hết các sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành, tập trung nhiều vào các cơ quan chuyên trách về ATTT của Đảng và Nhà nước như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ và các doanh nghiệp như Viettel, CMC, FPT, Samsung Việt Nam, Misoft, Mi2… Trong đó, có nhiều sinh viên đã được doanh nghiệp tuyển dụng từ khi còn chưa tốt nghiệp.
Còn với chương trình đào tạo Thạc sĩ ATTT, tính đến nay, Học viện đã đào tạo được 5 khóa, đang tuyển sinh khóa thứ 6, trong đó có 3 khóa đã tốt nghiệp với tổng số gần 150 Thạc sĩ hoàn thành chương trình đào tạo.
" alt=""/>Học viện Kỹ thuật Mật mã tuyển sinh khóa Tiến sĩ An toàn thông tin đầu tiên vào tháng 11/2019